Khí công tác động đến cơ thể người ra sao?

Khí công là một bộ môn luyện tập kết hợp với kỹ thuật thở. Sự kết hợp này không chỉ giúp nguyên khí sung mãn ổn định mà còn giúp phòng trị bệnh và giữ gìn sức khỏe. Liệu pháp khí công thích hợp với tất cả các loại bệnh tật.

Khí công tác động đến cơ thể người ra sao?

Nhìn từ góc độ của các khí công sư, quan niệm về thân thể người cũng tương tự như lý luận trong Đông y, nó gắn liền với học thuyết Âm – Dương và ngũ hành của Đạo gia. Họ xem thân thể người là một hệ thống gắn liền với tự nhiên, được nuôi dưỡng bằng một loại năng lượng còn gọi là “khí” thông qua các kênh năng lượng gọi là kinh lạc. Kinh lạc phân bố ra toàn thân, là con đường vận hành của âm dương, khí huyết, tân dịch, khiến cho con người từ ngũ tạng, lục phủ, cân, mạch, cơ nhục, xương… kết thành một chỉnh thể thống nhất.

Hệ thống kinh lạc của cơ thể tựa như mạng lưới giao thông trong thành phố, nếu vận hành nhịp nhàng thông suốt thì mọi hoạt động của thành phố sẽ diễn ra tốt đẹp. Nếu ứ tắc tại đâu đó thì sẽ có rối loạn ở các bộ phận có liên quan.

Các khí công sư quan niệm rằng, khí chạy trong các kênh phải đạt được âm dương cân bằng, đầy đủ, dịch chuyển tự do nhưng đúng hướng. Khi sự cân bằng âm dương bị phá vỡ sẽ dẫn đến rối loạn nghiêm trọng của luồng năng lượng trong hệ thống kinh mạch. Nó có thể gây ra sự thịnh suy của khí trong một số bộ phận nhất định hoặc cả hệ thống cơ thể, từ đó dẫn đến các bệnh tật. Có những sự mất cân bằng mạn tính có thể gây ra hậu quả không lớn nhưng ảnh hưởng lâu dài. Sự mất cân bằng cấp tính được thể hiện dưới dạng các bệnh như sốt hay nhiễm khuẩn. Nhiều dạng mất cân bằng phức tạp khác cũng có thể xuất hiện. Mặc dù có rất nhiều loại bệnh khác nhau, nhưng theo Đông y thì chúng đều có cùng một nguyên nhân căn bản là do sự mất cân bằng âm dương trong cơ thể, kinh lạc không thông, ứ tắc…

Muốn khỏe hãy luyện khí công

Do vậy, mục đích của các phương pháp trị liệu, dù cho đó là kim châm, thủy châm, cứu (dùng ngải nhung để làm nóng huyệt), mát-xa, điều trị bằng thảo dược, ăn kiêng, hoặc tập khí công – đều là giúp đánh thông các dòng khí để hồi phục lại sự điều hòa và cân bằng. Điều này cũng bao gồm việc thiết lập lại sự cân bằng giữa âm và dương cho cơ thể. Khi các kinh mạch được khai thông và điều hòa thì người ta sẽ hết bệnh.

Luyện tập khí công cho phép đánh thông hệ thống này, đồng thời thanh lọc đẩy bỏ các chất độc ra ngoài cơ thể, khôi phục lại trạng thái hoạt động bình thường, khi đó các bệnh tật sẽ biến mất. Như vậy, cùng một bộ động tác nhưng tác động đến toàn cơ thể, chỗ nào cũng có tác dụng. Tất nhiên hiệu quả nhanh chậm tùy thuộc vào đặc thù của môn phái và cách thực hành của người luyện.

Luyện khí công giúp kéo dài tuổi thọ, khai mở tiềm năng, đặc biệt là tĩnh khí công giúp giảm tiêu hao năng lượng và gia tăng năng lượng tích trữ nên có lợi cho hồi phục thể lực người bệnh. Với giai đoạn khác nhau của người bệnh có thể chọn phương pháp luyện khí công khác nhau.

Khí công trị bệnh bằng cách nào?

Tế bào ung thư vì thiếu khí khiến các loại công năng của nó thay đổi, làm tốc độ phát triển của nó nhanh hơn. Vì thế việc cung cấp nhiều khí cho tế bào ung thư có thể chế ngự sự phát triển của nó hoặc tiêu diệt nó. Khí công trị bệnh nhấn mạnh việc tăng cường dưỡng khí, đây hoàn toàn là khoa học.

Tinh thần và sinh lý có liên hệ mật thiết với nhau. Cuộc sống khẩn trương gây áp lực tâm lý sẽ làm suy giảm chức năng miễn dịch, đồng thời làm thay đổi các loại kích thích tố tiết ra và làm giảm điện trở của da. Khí công trị bệnh nhấn mạnh lấy lại thăng bằng nội tâm, vì vậy khả năng chữa bệnh của nó cũng là phù hợp nguyên tắc khoa học.

Luyện khí công có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ, giảm áp lực, an tĩnh nội tâm, thân thể thăng bằng, từ đó đạt đến trạng thái “thân thể nhẹ nhàng, bệnh tật tiêu tán”.

Tinh – khí – thần đều là năng lượng, khi tinh mạnh thì khí vượng và thần sáng.

Nói chung các phương pháp luyện tập khí công căn bản đều có tác dụng tích cực đến toàn bộ cơ thể nói chung và đối với hệ thống hô hấp, cũng như các bệnh của hệ thống hô hấp nói riêng.

Muốn khỏe hãy luyện khí côngLuyện hơi thở có tác dụng trực tiếp đến hệ hô hấp

Dù là luyện động công hay tĩnh công cũng là rèn luyện sức thở để có hơi thở tốt nhất. Khi đạt hơi thở tốt nhất sẽ làm cho khí huyết lưu thông, kinh lạc thông suốt, âm dương quân bình, thủy hỏa tương tế, làm cho nhịp điệu sinh học cơ thể thích nghi cao nhất với trời đất.

Luyện khí công giúp kéo dài tuổi thọ, khai mở tiềm năng, đặc biệt là tĩnh khí công giúp giảm tiêu hao năng lượng và gia tăng năng lượng tích trữ nên có lợi cho hồi phục thể lực người bệnh. Với giai đoạn khác nhau của người bệnh có thể chọn phương pháp luyện khí công khác nhau.

Thông qua hơi thở sẽ điều hòa được thân. Luyện cho hơi thở liên tục, đều đặn, êm nhẹ và thanh mượt sẽ đưa đến cơ thể buông thư, tinh thần yên tĩnh và trạng thái sinh học cơ thể được lặp lại, sẽ có tác dụng phòng bệnh, phục hồi chức năng, tăng cường sức khỏe và tuổi thọ.

Luyện hơi thở lại do phế đảm nhiệm trực tiếp, để điều hòa toàn thân. Vì thế luyện khí công sẽ có tác dụng trực tiếp đến hệ thống hô hấp, do đó các bệnh thuộc hệ thống hô hấp sẽ có tác dụng hiệu quả nhất.

Bệnh nào thuốc nấy, mỗi bệnh một đơn thuốc là nguyên tắc không cần nghĩ bàn khi sử dụng trị liệu bằng y học, dù là Tây y hay Đông y. Trong khi đó mỗi môn khí công chỉ có một bộ động tác, đôi khi rất đơn giản, nhưng người tập lại có thể khỏi được nhiều loại bệnh khác nhau.

Hiểu đúng về Khí công và các loại Khí

Khí công là một phương pháp rèn luyện tốt và có từ lâu đời. Nhiều người hiện nay vẫn có những nhận thức sai lầm về khí công và sử dụng khí công với những mục đích khác nhau.

Một vài nhận thức sai lầm về khí công

Trước đây, những người có điều kiện tập khí công là những phật tử, những đạo sĩ và số ít bệnh nhân, thầy thuốc.

Để phục vụ cho mục đích thành phật, thành tiên, những người luyện tập khí công đã giải thích những thay đổi và cảm giác của cơ thể biểu hiện ra khi luyện tập bằng cách của họ với những nội dung thần bí hoặc có màu sắc tôn giáo.

Khí công giúp tự rèn luyện sức khỏe

Theo các chuyên gia tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương, khí công là một phương pháp tự rèn luyện tốt.

Trong khí công, khí được hiểu là vật chất, tức không khí ta hít thở hàng ngày. Công có nghĩa là luyện tập. Như vậy, khí công là tập luyện nâng cao chức năng sinh lý của cơ thể nói chung, của cơ quan nội tạng nói riêng và tập thở. Luyện thở cũng là một trong những nội dung quan trọng của phương pháp khí công, nội dung chủ yếu của khí công là luyện hoạt động của hệ thần kinh.

Muốn tập khí công đạt kết quả tốt, cần tin tưởng, quyết tâm và kiên trì, mặt khác cần có sự hướng dẫn của chuyên môn, không tập trong sự nóng vội.

Các loại khí theo y học cổ truyền

Khí là một thành phần cấu tạo của cơ thể, là chất cơ bản duy trì sự sống của con người, có tác dụng thúc đẩy huyết và các công năng tạng phủ kinh lạc hoạt động. Khí có ở khắp nơi, ngoài tác dụng chung như trên, còn mang tính chất của các bộ phận mà nó trú ngụ: như thận khí, can khí, vị khí, kinh khí v.v…

Người ta hay nhắc đến 4 loại như: Nguyên khí, tông khí, dinh khí và vệ khí. Trong đó:

Nguyên khí: Hay còn gọi là sinh khí, chân khí, khí của chân nguyên, do tinh của tiên thiên sinh ra, được tàng trữ ở thận, được khí của hậu thiên bổ sung không ngừng  Thông qua tam tiêu, nguyên khí đến và kích thích thúc đẩy các tạng phủ hoạt động và quá trình sinh dục- phát dục của cơ thể.  Nguyên khí đầy đủ thì thân thể khỏe mạnh, trái lại thì tạng phủ sẽ suy kém, sức chống đỡ với bệnh tật yếu.

Tông khí: Tông khí do khí trời và chất tinh vi của đồ ăn do tỳ vị vận hóa kết hợp tạo thành. Sự vận hành của khí, huyết, hô hấp, tiếng nói, hoạt động của tay chân đều có quan hệ mật thiết với tông khí. Tông khí suy giảm còn gây ra ứ huyết.

Dinh khí (Doanh khí): Dinh khí là do chất tinh vi của đồ ăn thức uống được tỳ vận hóa tạo thành, đi vào mạch thành một bộ phận của huyết dịch, theo huyết dịch đi toàn thân. Dinh khí có tác dụng sinh ra huyết và dinh dưỡng toàn thân.

Vệ khí: Vệ khí bắt nguồn từ tiên thiên, do dương khí của thận sinh ra, được bổ sung không ngừng bằng các chất tinh vi của đồ ăn do tỳ vị vận hóa ra, hoạt động được do sự tuyên phát của phế. Vì vậy vệ khí gốc ở hạ tiêu (Thận) được nuôi dưỡng do trung tiêu (Tỳ), khai phát ở thượng tiêu (Phế). Vệ khí đi ngoài mạch, phân bố toàn thân, trong thì làm ấm nội tạng, ngoài thì làm ấm cơ nhục, da lông, làm đóng mở tuyến mồ hôi. Vệ khí có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể chống ngoại tà xâm nhập.